Kết quả tìm kiếm cho "gắn sao OCOP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 410
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa sản phẩm OCOP An Giang phát triển bền vững.
Chiều 27/12, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn; cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Năm 2024, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền các cấp, kinh tế - xã hội (KTXH) huyện Chợ Mới tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ, đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, quốc phòng - an ninh đảm bảo, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng.
Nhằm tăng cường công tác quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) về vùng biên giới, dân tộc, tạo điều kiện để các chủ thể tiếp cận nguồn khách hàng địa phương.
Năm 2025, An Giang tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và tăng trưởng hợp lý. Tỉnh tập trung phát triển sản xuất hàng hóa lớn, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Năm 2024, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp nên công tác xây dựng Đảng và công tác dân vận, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phòng - an ninh của huyện An Phú tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Những ngày cuối năm, nông dân trồng lúa, nếp huyện Phú Tân phấn khởi thu hoạch dứt điểm vụ thu đông, tổng diện tích hơn 12.500ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, thời tiết năm nay gặp nhiều bất lợi, sau nhiều nỗ lực, kết quả cuối vụ của nông dân tương đối ổn định. Năng suất lúa, nếp đạt 5,85 tấn/ha, giá bán được thu mua cao hơn so cùng kỳ từ 500 - 700 đồng/kg. Ước tính bình quân lợi nhuận, nếu sản xuất trên đất nhà, nông dân có lời từ 15 - 20 triệu đồng/ha, còn trồng lúa trên đất thuê thì có lời từ 10 - 13 triệu đồng/ha.
Huyện Thoại Sơn xác định thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là tạo sức bật phát triển nông nghiệp, nông dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Với địa hình tự nhiên thuận lợi và truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, An Giang sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nghề nông thôn, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.